Từ chia sẻ của các sinh viên, cựu sinh viên, chuyên gia, nhịp sống trẻ gửi đến các tân sinh viên 9 lời khuyên để tự thiết kế một năm nhất hoàn hảo.

Bẫy lừa, rớt môn, đa cấp… – bị “vây quanh” bởi quá nhiều thông tin như thế. Vừa háo hức vừa hoang mang, tân sinh viên làm gì để bắt đầu cuộc sống đầy sức sống trẻ thời đại học một cách tự tin?

                                        Nhịp sống trẻ vội vã và lắm cám dỗ xung quanh

1 Nhịp sống trẻ và việc học vẫn là quan trọng nhất

Nhớ là dù làm gì, ở hoàn cảnh nào hay ở bất cứ thời điểm nào, việc học vẫn là quan trọng nhất. Ghi nhớ điều này sẽ giúp bạn sắp xếp ưu tiên những công việc, hoạt động phù hợp.

Nhưng như thế không có nghĩa là bạn trở thành mọt sách – chỉ biết đăm đăm vào lý thuyết. Học còn có nghĩa là học kỹ năng chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, trau dồi ngoại ngữ, tìm hiểu thực tế công việc…

2 Nhịp sống trẻ vội vã

Chuyên gia tâm lý, tiến sĩ Huỳnh Anh Bình – giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP.HCM – cho rằng một trong những khó khăn mà tân sinh viên phải giải quyết ở môi trường đại học chính là sự lựa chọn.

Bạn phải “tập quen” với việc đưa ra quyết định như ở trọ hay ở ký túc xá, học theo chương trình hay học vượt, làm thêm hay không làm thêm, tham gia CLB này hay CLB khác…

Nguyên tắc quan trọng nhất là xác định mục tiêu để căn cứ vào đó đưa ra những lựa chọn phù hợp.

                       Đời sống sinh viên là một nhịp sống trẻ đẹp nhất của tuổi trẻ hoài bão

3 Tư duy chiến lược

TS Huỳnh Anh Bình đặt vấn đề: Có tư duy sáng tạo bạn có thể làm giàu, nhưng chỉ khi có tư duy chiến lược, bạn mới có thể phát triển bền vững.

Nghĩa là mỗi tân sinh viên phải biết hình dung bản thân trong tương lai sẽ là người như thế nào, đặc thù công việc ra sao, từ đó tìm cách hài hòa giữa việc học và những trải nghiệm khác.

Theo nhiều doanh nhân, rất đông sinh viên ra trường không biết mình có năng lực gì nên khi được hỏi em nghĩ mình có thể làm gì trong doanh nghiệp, họ chỉ biết cười trừ: “Anh chị thấy em hợp với việc gì thì cho em làm việc đó”.

4 Thận trọng với những lời “mời chào”

Với kinh nghiệm hỗ trợ sinh viên TP giải quyết khó khăn trong đời sống và việc làm thêm, anh Lê Xuân Dũng – phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM – nhận định đa phần tân sinh viên từ các tỉnh về TP học chưa có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nên khó có sự nhận biết và cảnh giác.

Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, không có người thân bên cạnh, lại ít chịu hỏi ý kiến người lớn và vội vã đưa ra quyết định nên dễ dàng trở thành đối tượng bị lừa đảo, đặc biệt bởi các hệ thống đa cấp với lời mời chào hấp dẫn “việc nhẹ lương cao”…

5 Chứng tỏ công dân 4.0 – cần nhớ cho nhịp sống trẻ hoàn hảo

Theo anh Lê Xuân Dũng, sinh viên thời đại này phải biết tận dụng ưu thế công nghệ trong tìm hiểu và xác thực thông tin. Với những thông tin không chính thống tràn lan trên mạng xã hội, tân sinh viên phải bình tĩnh và lý trí trong tiếp cận và bày tỏ quan điểm.

Khi xin việc, nếu bạn dành thêm thời gian tìm kiếm trên mạng thông tin về công ty, bạn sẽ biết thêm đánh giá từ mọi người, từ báo chí để biết đây là tuyển dụng thật hay lừa đảo… Bạn còn có thể biết chính xác số điện thoại, email liên hệ, địa chỉ của công ty để tránh bị lừa đảo.

6 Ổn định trước, làm thêm sau

Tân sinh viên nên ổn định cuộc sống trước vì năm đầu chưa quen với phương pháp học mới, bạn sẽ rất bỡ ngỡ. Sau khi ổn định nhịp sống và thời khóa biểu, hẵng tính tới làm thêm.

Ngoài lưu ý tìm việc từ các anh chị đã có kinh nghiệm, các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín thì tân sinh viên phải nghĩ đến tính phù hợp với thời khóa biểu, khoảng cách địa lý trong di chuyển nhằm đảm bảo tiết kiệm nhất về sức lực và thời gian.

7 Sắp xếp hài hòa các hoạt động cho nhịp sống trẻ thảnh thơi

Tâm lý số đông tân sinh viên là háo hức với cái mới, muốn tham gia tất cả các hoạt động, trải nghiệm mọi thứ… Điều này là tốt nhưng việc gì cũng có hai mặt.

Tham gia hoạt động Đoàn – Hội, CLB hay làm thêm sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng và những trải nghiệm quý báu, nhưng nếu không biết sắp xếp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thời gian và việc học.

Ngược lại, nếu biết sắp xếp hài hòa giữa học và vui chơi giải trí, các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tiếp thêm năng lượng.

8 Tìm hiểu về pháp luật để 1 nhịp sống trẻ an toàn và có ích

Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng tân sinh viên nên làm quen với các khái niệm pháp lý để chủ động trong cuộc sống, đơn cử như chuyện làm hợp đồng khi thuê trọ hay làm thêm.

Hợp đồng sẽ giúp bạn tránh rắc rối pháp lý như không được trả lương, mất việc hoặc bị đuổi khỏi nhà trọ không rõ lý do, bị lừa tiền, phải trả thêm các loại phí…

9 “Săn” học bổng, cơ hội giao lưu – một nhịp sống trẻ tự hào

Sinh viên nên thường xuyên theo dõi các trang thông tin để chủ động nắm bắt các cơ hội học bổng, du học, giao lưu quốc tế…

Bên cạnh đó là xác định loại chương trình, học bổng phù hợp để chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, điểm số, thành tích hoạt động xã hội…, tránh để cơ hội vụt khỏi tầm tay chỉ vì thiếu chủ động.

Bạn không đơn độc

TS Huỳnh Anh Bình lưu ý: Mỗi tân sinh viên khi bước vào môi trường đại học phải có một “đội ngũ tư vấn”, gồm một vài anh chị và thầy cô thân thiết, để tâm sự hoặc nhờ giúp đỡ khi cần.

Anh Lê Xuân Dũng cho rằng trong công việc và học hành, sinh viên nên chia sẻ với bạn bè, người thân các thông tin như làm ở đâu, làm giờ nào, số điện thoại người quản lý…, để có thể liên hệ khi cần và phòng ngừa bất trắc.

Và nhớ nhé, nếu có bất kỳ sự cố nào, hãy mạnh dạn lên tiếng với thầy cô, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, người thân, bạn bè… Mọi người sẽ tìm cách hỗ trợ và giúp đỡ bạn.

Loading...