Chuyên gia Prudence Henschke, người Australia, từng có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho những cuộc hôn nhân tan vỡ, tiết lộ các dấu hiệu đã đến lúc bạn nên cân nhắc chia tay.

Khi tán tỉnh, các cặp đôi thường có rất nhiều đề tài để trao đổi, sức sống trẻ luôn tràn trề. Vậy nhưng, sau khi kết hôn, có thể do mải bận với công việc, con cái và các trách nhiệm đối nội đối ngoại khác mà hai người không còn thời gian nói chuyện cởi mở với nhau như thuở ban đầu. Hoặc có thể họ nghĩ rằng hôn nhân là đỉnh cao của một mối tình, “tôi đã về đích”, họ quên mất việc ”đầu tư” cho nhau.

hôn nhân là đỉnh cao của một mối tình, “tôi đã về đích”, họ quên mất việc ''đầu tư'' cho nhau.
Hôn nhân là đỉnh cao của một mối tình, “tôi đã về đích”, họ quên mất việc ”đầu tư” cho nhau.

Bất kỳ cặp vợ chồng nào không dành thời gian cần thiết để nuôi dưỡng mối quan hệ cũng sẽ sớm chia tay. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo hôn nhân của bạn đang đi vào giai đoạn tiền ly hôn.

Những cơn cáu giận nhỏ trở nên dữ dội hơn

Trong thời kỳ đầu hôn nhân, sự lãng mạn thường che phủ khiến bạn không thấy bạn đời làm gì là sai cả. Tuy nhiên, vài năm trôi qua, những chuyện nhỏ xíu vốn chỉ hơi phiền toái trước kia, thì nay bắt đầu khiến bạn bực mình, và qua thời gian đẩy lên mức sôi máu.

Chuyên gia Henschke lý giải thường thì sau 3 năm, cảm giác về mối quan hệ bắt đầu thay đổi.

“Đột nhiên bạn nhận ra bạn đời sẽ không sửa lỗi của người ấy, và những điều bạn yêu ở người đó giờ bắt đầu khiến bạn nóng mắt. Ở thời điểm này, bạn có thể cảm thấy dường như từ tình yêu đến hôn nhân của mình là sai lầm, và không có tương lai”.

Để vượt qua giai đoạn này, có thể bạn cần một quyết định, như tách ra, sống ai biết người nấy, hoặc tiến lên cùng nhau. “Đây là giai đoạn uốn nắn lại chính bạn, và tích lũy các kỹ năng để xây dựng mối quan hệ như bạn muốn. Bạn cũng cần chuyên gia giúp đỡ ở thời điểm này”.

Đã lâu vợ chồng bạn không tâm sự với nhau

Truyền thông không chỉ là sự trò chuyện với nhau mà còn phải hiểu tìm hiểu và biết rõ về nhau. Hầu hết các cặp vợ chồng đều nói chuyện nhưng không có sự truyền thông giao tiếp. Một mối quan hệ mà không có sự giao tiếp tốt cũng giống như một quả bom chờ phát nổ.

Một vài dạng áp lực phổ biến đó là công việc, khó khăn tài chính, bệnh tật, cái chết của một người thân, và chăm sóc cha mẹ già yếu.
Một vài dạng áp lực phổ biến đó là công việc, khó khăn tài chính, bệnh tật, cái chết của một người thân, và chăm sóc cha mẹ già yếu.

Đánh giá thấp về nhau

Khi cảm thấy không được chồng/vợ đánh giá cao, bạn không cảm thấy mình quan trọng trong mắt người ấy, và ngược lại, đó là lúc hôn nhân của bạn manh nha nguy cơ cho một cuộc hôn nhân tan vỡ. Con người vốn có nhu cầu cố hữu là được cảm thấy mình có ích, có giá trị với người khác, những nỗ lực của mình được thừa nhận. Khi giá trị của mình không được thừa nhận trong gia đình, nhiều người có xu hướng đi tìm sự thừa nhận ở bên ngoài.

Thiếu tôn trọng

Thật khó để giao tiếp với vợ/chồng nếu bạn không cảm thấy được người ấy tôn trọng. Những gì người ấy nghe hoặc hiểu về bạn hoàn toàn khác với những gì bạn cảm thấy, và bạn không thể giải thích rõ cảm giác hay sự tổn thương của mình.

Trong tất cả các “triệu chứng” trên, giao tiếp chính là phương thuốc chữa bệnh phù hợp nhất. Giao tiếp sai lầm (không rõ ràng, không thích hợp) hoặc thiếu giao tiếp đều có thể tạo ra khoảng cách trong hôn nhân. Một người chồng/vợ bị bỏ rơi sẽ bắt đầu đóng cửa trái tim mình và tìm cách kết thúc hôn nhân.

Stress về các vấn đề hàng ngày

Một vài dạng áp lực phổ biến đó là công việc, khó khăn tài chính, bệnh tật, cái chết của một người thân, và chăm sóc cha mẹ già yếu.

Chiến lược để vượt qua thách thức này là nói rõ với nhau về các kỳ vọng, và giao tiếp với nhau, chuyên gia Henschke nói. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng quan trọng, chẳng hạn giúp đỡ vật chất để giảm khó khăn, hay giúp đỡ kiểm soát cảm xúc.

Sự chỉ trích nặng nề

Cuộc sống hôn nhân không chỉ có toàn màu hồng tươi đẹp mà nó giống như một bản nhạc, có nốt thăng nốt trầm. Những tranh luận, cãi vã xen lẫn những lúc giận hờn khiến bạn cảm thấy “vỡ mộng” về người bạn đời. Khi cả hai vợ chồng không thể kiểm soát được lí trí của mình sẽ dễ dẫn đến những lời nói chỉ trích nặng nề, xúc phạm đến nhau. Điều này sẽ làm cho người kia cảm thấy bị tổn thương, khiến họ nghĩ rằng bạn đang hạ bệ và không quan tâm đến cảm xúc của họ.

Nếu cuộc sống vợ chồng của bạn đang trong tình trạng này thì hãy tìm ngay cho mình phương án để khắc phục trước khi dẫn đến một kết thúc buồn cho hôn nhân. Sự góp ý chân thành bằng lời nói trên tinh thần xây dựng sẽ làm cho bạn đời cảm thấy họ được tôn trọng và dễ tiếp thu hơn rất nhiều khi bạn dùng những lời lẽ chỉ trích, đay nghiến. Về lâu dài, nếu cuộc sống vợ chồng luôn trong trạng thái này thì việc suy nghĩ đến vấn đề ly hôn là không tránh khỏi.

Tính cách quá khác biệt

Đôi khi cả hai người đều hoàn hảo nhưng đó là sự hoàn hảo cá nhân. Cả hai người có thể không chia sẻ điều gì với nhau trong thời gian sống chung và những lúc khác. Từ đó, bạn có thể thấy rằng tốt hơn là hai người nên ly hôn để hẹn hò với người khác.

Hôn nhân của bạn đi vào lối mòn buồn tẻ

Các mối quan hệ cần được cấp dưỡng để sống sót. Hôn nhân cũng có mùa, và không phải lúc nào cũng là mùa hè. Vì thế, nếu bạn cảm thấy buồn tẻ trong mối quan hệ, hãy trò chuyện với người kia, và cùng nhau cải thiện để vực dậy. Cùng lúc, mỗi người cũng cần chịu trách nhiệm tạo ra hạnh phúc, vui vẻ và thú vị cho riêng mình.

Loading...