Nhịp sống trẻ: 13 tuổi nhưng cơ thể chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, hàng ngày cậu bé Đinh Hoàng Khít ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cần mẫn đi bộ băng rừng, vượt đèo dốc 4 km đến trường học tập.

Mồ côi cha từ thuở lọt lòng, sau đó mẹ cũng rời làng mưu sinh tận Tây Nguyên, nhiều năm qua, cậu bé tí hon Đinh Hoàng Khít nương tựa vào ông, bà ngoại. Họ sống trong căn nhà sàn truyền thống của đồng bào H’re trên quả đồi cao chót vót ở làng Bồ, thị trấn Di Lăng, huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi).

nhịp sống trẻ
13 tuổi nhưng bé Khít chỉ cao tương đương bằng bé gái 5 tuổi ở cùng làng.

Năm nay, Khít tròn 13 tuổi nhưng chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, học lớp 4, trường Tiểu học Di Lăng 2. Thể trạng nhỏ bé là vậy nhưng hàng ngày cậu học trò vẫn đều đặn đi bộ băng rừng, vượt 4 km đường đèo dốc hiểm trở đến trường học tập. Ông K’Tểnh (ông ngoại bé Khít) nhớ lại cháu trai lọt lòng mẹ bé nhỏ hệt như củ sắn còi cọc trên nương rẫy, khoảng 800 gram. Hàng ngày, cậu bé tý hon thức dậy sớm đi bộ qua nhiều quả đồi và đường mòn xuyên giữa rừng keo rậm rạp mất hơn 1 giờ mới kịp vào lớp vào đầu buổi sáng.

“Hơn 10 năm giảng dạy cho nhiều học sinh ở huyện miền núi Sơn Hà, trong số đó cậu học trò tý hon này đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Vượt lên số phận bất hạnh, mỗi ngày em đi bộ vượt đường xa đến trường học tập hiếm khi nào nghỉ học hay trễ giờ. Em duy trì tinh thần say mê học tập được như vậy thật sự là nghị lực phi thường”

nhịp sống trẻ
Thương cháu trai sớm chịu cảnh côi cút, bà Đinh Thị Ninh vừa là bà ngoại vừa vào vai là người mẹ hiền chăm sóc, nuôi nấng bé Khít.

Từ một cậu bé rụt rè, nhút nhát, sau 4 năm học tập ở trường Tiểu học Di Lăng 2, cậu học trò đặc biệt này đã trở nên tự tin hòa nhập, vui chơi với bạn bè cùng trang lứa… một nhịp sống trẻ của thế hệ tương lai đang hòa mình rất tốt.

Cô giáo Võ Thị Thanh Thủy, Hiệu phó trường Tiểu học Di Lăng 2, cho hay sau thời gian dài về làng vận động, tập thể giáo viên của trường đã thuyết phục được ông Đinh K’Tểnh cho bé xuống núi học tập.

Cô giáo Thủy trao đổi với sucsongtre.net , thời điểm vào lớp 1, cậu bé chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg, cơ thể tong teo ngồi lọt thỏm trong giỏ xe đạp khiến nhiều giáo viên và học sinh ngạc nhiên. Qua theo dõi bốn năm học, cậu bé hòa nhập nhanh với bạn bè, thể hiện rõ niềm say mê học tập.

nhịp sống trẻ
Bé Khít đang hưởng chính sách nạn nhân ảnh hưởng di chứng chất độc da cam.

 “Thời điểm cháu ra đời, dân làng thấy cơ thể quá bé nhỏ nên bàn tán xôn xao cho rằng điềm chẳng lành. Tủi thân, buồn chán, cha mẹ cháu lần lượt rời làng để lại bé cho vợ chồng tôi chăm sóc, nuôi nấng nhiều năm qua”, vợ chồng ông K’Tểnh xót.

Dù không còn sử dụng nữa nhưng ông K’Tểnh vẫn giữ lại chiếc túi từng đưa tuổi thơ bé tí hon đi chơi khắp buôn làng như kỷ vật quý của đời mình.

Thương cháu trai sớm chịu cảnh côi cút, bà Đinh Thị Ninh vừa là bà ngoại vừa vào vai là người mẹ hiền chăm sóc, nuôi nấng bé Khít… PV nhịp sống trẻ tìm hiểu.

Nhiều khả năng nguyên nhân khiến các cháu chậm phát triển như vậy là do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc rối loạn nội tiết tố tăng trưởng ở tuyến yên. 13 tuổi nhưng bé Khít chỉ cao tương đương bằng bé gái 5 tuổi ở cùng làng.

Theo hồ sơ tại địa phương, bé Khít đang hưởng chính sách nạn nhân ảnh hưởng di chứng chất độc da cam. Tròn 70 tuổi, ông K’Tểnh đau đáu âu lo một khi hai vợ chồng qua đời thì “cháu trai tội nghiệp” này không biết sẽ nương tựa vào đâu.

nhịp sống trẻ
5 năm trước, các bác sĩ ghi nhận cậu bé tí hon này 9 tuổi nhưng chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg.

5 năm trước, các bác sĩ ghi nhận cậu bé tí hon này 9 tuổi nhưng chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg. Các chuyên gia y tế phân tích, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh nội tiết khi tuyến giáp của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể. Đây là lỗi bẩm sinh trong chuyển hoá giáp trạng, hay thiếu iốt.

Sở Y tế Quảng Ngãi quyết định mời chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu khoa học, theo dõi hội chứng Seckel ở hai bé tý hon K’Rể và Khít để tìm giải pháp hữu hiệu giúp các cháu phát triển.

Theo ông Đức, sau khi trao đổi với một số chuyên gia y tế trong nước, nhiều khả năng hai bé trai này mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp, có thể liên quan đến nhiều gene. Sở đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận, chăm sóc, xem đây như một công trình nghiên cứu khoa học.

nhịp sống trẻ
Hai bé tý hon Đinh Hoàng Khít (9 tuổi, trái) và Đinh Văn K’Rể đang được chăm sóc ở khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.

Các y, bác sĩ chuyên khoa cần tập trung nghiên cứu, lấy mẫu xét nghiệm, mô tả phân tích đầy đủ đặc điểm hình thể, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của hai bé K’Rể và Khít. Trên nền tảng này, Sở Y tế Quảng Ngãi báo cáo, kiến nghị Bộ Y tế có giải pháp điều trị, tạo điều kiện cho 2 bé tý hon này phát triển.

Trước đó, các chuyên gia y tế nhận định, hai bé có thể mắc hội chứng Seckel hay còn gọi là tật “người lùn, đầu chim”. Đây là hội chứng hiếm gặp trên thế giới, là bệnh di truyền gene lặn trên nhiễm sắc thể số 3 và số 18.

K’Rể (ngụ thôn Gò Da, xã Sơn Ba) đã 5 tuổi nhưng chỉ cao khoảng 50 cm, nặng 3 kg như một trẻ sơ sinh. Cậu bé chào đời trong môi trường quá cận huyết thống khi ông nội và ông ngoại của cháu là anh em. Quan hệ anh em họ của cha mẹ bé được cho là không nghiêm trọng với người dân tộc thiểu số H’Re dù vi phạm pháp luật.

Còn Khít ngụ thôn Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà, đã 9 tuổi nhưng chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg. Lúc cháu chào đời, người cha đã gần 60 tuổi.

Loading...